KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

1. Lịch sử phát triển

- Tiền thân là khoa Cơ khí được thành lập từ năm 1992 với nhiều truyền thống và bề dày lịch sử.

- Tháng 7 năm 2012 theo xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và định hướng của Đảng bộ trường, Khoa công nghệ ô tô được tách ra từ khoa Cơ khí.

- Theo Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Nghề Công nghệ ô tô được đầu tư thành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế

- Khoa Công nghệ ô tô được đầu tư thiết bị đồng bộ theo dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” với nguồn vốn đầu từ ODA 2,2 triệu USD (50 tỷ đồng)

2. Chức năng, nhiệm vụ

Khoa công nghệ ô tô thực hiện theo chức năng nghiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái là đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.

Với chức năng nhiệm vụ trên, sau khi tuyển sinh và trong quá trình đào tạo, Khoa Công nghệ ô tô cùng với Nhà trường đã định hướng Giáo viên giảng dạy cho học sinh - sinh viên đạt được:

-    Kiến thức chuyên môn

-    Kỹ năng tay nghề

-    Có tác phong công nghiệp

-    Kỹ năng giao tiếp.

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Kiến thức

- Hiểu được nhiệm vụ,  cấu tạo và  nguyên lý làm việc của các chi tiết hệ thống trên xe ôtô.

- Có kiến thức về trình tự  tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của động cơ, hệ thống gầm, hệ thống điện, điện tử... trên xe ôtô.

- Có kiến thức về các thiết bị kiểm định, chẩn đoán, dụng cụ đo lường.

- Để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô và tổ chức quản lý sản xuất còn có thêm một số kiến thức cơ bản sau:

Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật, vật liệu cơ khí, dung sai lắp ghép và đo lường, nhiệt kỹ thuật, điện tử cơ bản, vẽ AutoCAD, công nghệ khí nén - thủy lực, tin học, ngoại ngữ tiếng Anh, tổ chức và quản lý sản xuất.

2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

- Thực hiện thành thạo việc tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hư hỏng động cơ ô tô, hệ thống gầm, hệ thống điện trên xe ô tô

- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị hiện đại để kiểm định, chấn đoán lỗi trên xe ôtô

- Đủ năng lực điều hành một phân xưởng lắp ráp hoặc sửa chữa ô tô

- Có khả năng làm Giáo viên dạy thực hành nghề Công nghệ ô tô ở các trường và trung tâm dạy nghề

- Xây dựng tác phong công nghiệp và kỹ năng giao tiếp.

3. Đội ngũ giảng viên

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ

Chức vụ

SĐT

1

Đỗ Ngọc Thịnh

24/03/1984

Thạc sĩ

Trưởng khoa

934614477

2

Phạm Xuân Quỳnh

17/09/1983

Thạc sĩ

Phó khoa

0983179834

3

Đào Quyết Thắng

05/10/1977

Thạc sĩ

 

0986243342

4

Nguyễn Văn Sáu

01/05/1970

Kỹ sư

 

0944402205

5

Lương Đức Dũng

23/07/1965

Kỹ sư

 

0912915917

6

Hoàng Quốc Việt

20/07/1986

Thạc sĩ

 

0383142526

7

Phạm Hùng Cường

04/08/1977

Kỹ sư

 

0916524524

8

Kiều Trọng Tuân

13/04/1983

Kỹ sư

 

0383414525

9

Phạm Thị Hồng Hạnh

 

Kỹ sư

 

0972093602

10

Hoàng Mạnh Quân

31/12/1971

Kỹ sư

 

0349837197

11

Tạ Tiến Công

20/08/1981

Kỹ sư

 

0979904698

12

Bùi Xuân Thủy

02/02/1988

Kỹ sư

 

0977614325

13

Phạm Anh Tuấn

11/12/1975

Thợ bậc cao

 

0913339975

14

Đỗ Xuân Điệp

18/01/1980

Thạc sĩ

 

0988913955

15

Lê Hữu Ngọc

01/02/1982

Kỹ sư

 

0904593509

 

4. Cơ sở vật chất, thiết bị 

            - Nhà xưởng:

            Khoa công nghệ ô tô có 2 xưởng thực hành với tổng diện tích 2300m2 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đồng bộ đáp ứng được các điều kiện thực hành và sản xuất.

            - Thiết bị

Khoa Công nghệ ô tô được đầu tư thiết bị đồng bộ theo dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” với nguồn vốn đầu từ ODA 2,2 triệu USD (50 tỷ đồng), dự án nâng cấp thành trường nghề chất lượng cao, các chương trình mục tiêu.

 + Xe ô tô Fotuner 2017, Vios 2017, Ssangyong phục vụ chẩn đoán tổng thành.

+ Động cơ tháo lắp là các động cơ Toyota Camry, Vios, Hyundai.

+ Hệ thống kiểm tra góc đặt bánh xe bằng máy tính.

+ Bệ kiểm tra lực phanh, thiết bị kiểm tra đèn pha ô tô

+ Thiết bị kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu.

+ Phòng sơn sấy Ritian + giàn pha sơn vi tính đồng bộ của hãng sơn RM.

+ Máy chẩn đoán Gscan, Hyndai – Kia GDS

+ Thiết bị thay dầu phanh, dầu số tự động, thiết bị xúc rửa hệ thống bôi trơn, làm mát …

+ Mô hình hệ thống phun dầu điện tử Common Rail trên xe Fortuner.

+ Hệ thống điều hòa không khí điều khiển điện tử.

+ Hệ thống lái điện tử.

+ Máy kiểm tra bơm cao áp và vòi phun điện tử Common Rail TEC 100

+ Mô hình động cơ Hybrid Toyota Prius

+ Các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng…

5. Một số hình ảnh hoạt động của khoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Vị trí việc làm sau khi ra trường

Các học viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức vững vàng có thể đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật ở các nhà máy lắp ráp, sản xuất phụ tùng ô tô máy động lực. Làm việc tại các Gara bảo dưỡng các dòng xe hiện đại, nhân viên kinh koanh của các Công ty dịch vụ ô tô; làm việc ở các trạm đăng kiểm, kiểm định ô tô… Hoặc có thể tự mở Gara sửa chữa của chính mình.

Có thể tham gia xuất khẩu lao động tới các thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia…

 

Thông tin liên hệ:
KHOA
CÔNG NGHỆ Ô TÔ - TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ YÊN BÁI

Trưởng khoa: Đỗ Ngọc Thịnh
Địa chỉ:
Khu Công nghiệp Đầm Hồng – Tp. Yên Bái
Đi động:
0934.614.477 - 0846415333
Website: www.
caodangngheyenbai.edu.vn