khoa điện tử CNTT

GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN TỬ CNTT

Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin được thành lập theo quyết định số 73/QĐ-CĐN ngày 20/8/2009 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Yên Bái.

Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin trường Cao đẳng Nghề Yên Bái thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin trường Cao đẳng Nghề Yên Bái là nơi đào tạo chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho tỉnh Yên Bái và các tỉnh lân cận. Khoa hiện nay có các ngành, nghề đào tạo như sau:

-   Trình độ Cao đẳng có 2 ngành: Điện tử công nghiệp, Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm).

-   Trình độ Trung cấp có 2 ngành: Điện tử công nghiệp, Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm).

Đội ngũ giảng viên Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn cao (hơn 80% giảng viên đạt trình độ sau đại học), có phương pháp sư phạm tốt. Bên cạnh đó, các giảng viên thường xuyên được tập huấn trong và ngoài nước để cập nhật, nâng cao kiến thức phục vụ công tác giảng dạy.

Ngoài ra, Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin còn có các giáo viên thỉnh giảng là các chuyên gia từ các nhà máy, xí nghiệp, các kỹ sư làm việc tại các tập đoàn lớn về điện tử - CNTT. Các giảng viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đạt nhiều danh hiệu trong các cuộc thi: Thiết bị đào tạo tự làm, Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh và cấp toàn quốc, Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh …

Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin đã xây dựng chương trình đào tạo theo hướng bám sát nhu cầu doanh nghiệp và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Qua đó, sinh viên sẽ được trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế tại Học kỳ doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Sinh viên của Khoa được học tập và rèn luyện trong môi trường tiên tiến, hiện đại với đầy đủ các tiện nghi cũng như được giới thiệu khi thực tập tại doanh nghiệp và việc làm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên của khoa cũng được các doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng; nhận các học bổng lớn như: Tập đoàn LG…; đạt các giải cao trong các Kỳ thi Kỹ năng nghề cấp tỉnh và cấp quốc gia

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin

Tên Tiếng Anh: Faculty of Electronics and Information Technology

Số Điện thoại/Fax: 02163.890.388

Email: khoadtcntt.cdn@gmail.com

Website: http://khoadtcntt.caodangngheyenbai.edu.vn/

Th.s  Bùi Thái Sơn – Trưởng Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin

ĐT: 0888 987 994

Email: buithaison82@gmail.com

Tầng 3 tòa nhà A - Trường Cao Đẳng Nghề Yên Bái – Xã Văn Phú – Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.

cHươNG trình đào tạo

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-TCĐN ngày 03/8/2020 của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái)

 1. Nghề Công nghệ thông tin

Tên ngành, nghề: Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

Mã ngành, nghề: 6480202

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 28 tháng

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

         Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc ứng dụng phần mềm tin học để khai thác, xử lý, vận hành trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin) để tạo nên thành phẩm là một sản phẩm kỹ thuật số, multimedia (voice/ video), một bộ cơ sở dữ liệu hoặc một bộ các thông tin dưới dạng, văn bản và số hóa đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Người học có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2 Mục tiêu cụ thể:                                               

-  Kiến thức:

+     Phân biệt được các loại phần mềm và các thuật ngữ chuyên ngành của phần mềm.

+     Phân tích được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

+     Lập kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu.

+     Xác định được quy trình xử lý dữ liệu.

+     Đánh giá được các yếu tố đảm bảo an toàn dữ liệu.

+     Đánh giá được quy mô, hiện trạng của mạng máy tính.

+     Lập kế hoạch sao lưu, phục hồi hệ thống mạng máy tính.

+     Phân loại được các thành phần chung của máy tính.

+     Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc.

+     Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động.

- Kỹ năng:

+    Thiết kế được sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng dựa vào đặc tính của phần mềm ứng dụng.

+      Thiết kế, xây dựng được cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, tính chất của công việc được giao.

+    Lựa chọn được phương pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống.

+    Thiết kế, xây dựng được hệ thống mạng cơ bản.

+    Lựa chọn được các cơ chế đảm bảo an toàn dữ liệu.

+    Thực hiện được các công việc lắp ráp, cài đặt, thiết lập các thông số cơ bản của máy tính.

+    Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc.

+    Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.

+    Đọc, hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.

+    Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống.

+    Quản lý nhóm, giám sát hệ thống công nghệ thông tin vừa và nhỏ.

- Chính trị, đạo đức:

      + Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh, hiến pháp, pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

      + Có hiểu biết về đư­ờng lối chủ tr­ương của Đảng về định h­ướng phát triển kinh tế - xã hội.

      + Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân. Đạo đức và nhân cách của ngư­ời công nhân nói chung và công nhân điện tử nói riêng.

      + Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của ngư­ời công dân: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

      + Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Sống lành mạnh giản dị phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.

      +  Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

     +  Có sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian.

     +  Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ tổ quốc.

     +  Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chư­ơng trình giáo dục quốc phòng.

     +  Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bảo mật cơ quan, bí mật quốc gia. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

+     Chuyên viên khai thác dịch vụ Công nghệ thông tin

+     Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm

+     Chuyên viên xử lý dữ liệu

+     Chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống mạng

+     Chuyên viên dịch vụ khách hàng

+     Chuyên viên quản trị mạng máy tính

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 31

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 3000 giờ (120 tín chỉ)

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 476 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2524giờ

- Khối lượng lý thuyết: 567 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận và bài tập: 1847 giờ; kiểm tra : 72 giờ; thi hết môn: 37 giờ.

- Thời gian khóa học: 28 tháng

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 

3.1. Nội dung tổng quát:


Mã MH,

MĐ,

HP

Tên môn học, mô đun

Số tín

chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng

Số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

/thực tập/ bài tập/ thảo luận

Kiểm tra

Thi kết thúc môn học/ mô đun

I

Các môn học chung

22

476

174

265

25

12

MH 01

Chính trị

4

77

41

29

5

2

MH 02

Pháp luật

2

31

18

10

2

1

MH 03

Giáo dục thể chất

2

62

5

51

4

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

4

77

36

35

4

2

MH 05

Tin học

3

77

15

58

2

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

5

122

42

72

6

2

MH 07

Kỹ năng mềm

2

30

17

10

2

1

II

Các môn học, mô đun chuyên ngành,nghề

98

2524

567

1847

72

37

II.1

Môn học mô đun cơ sở

28

596

186

373

22

15

  MĐ08

Tin học văn phòng 1

4

90

26

58

4

2

MĐ09

Tin học văn phòng 2

4

86

26

55

3

2

MH10

Cấu trúc máy tính

2

30

16

12

1

1

MĐ11

 

Mạng máy tính và Internet

4

90

29

55

4

2

MĐ12

Lập trình cơ bản

4

90

28

57

3

2

MĐ13

Lắp ráp máy tính

3

60

17

39

2

2

MĐ14

Cài đặt và bảo trì máy tính

4

90

24

61

3

2

  MH15

Thiết kế cơ sở dữ liệu

3

60

20

36

2

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn ngành nghề

70

1928

381

1474

50

23

MH16

Tiếng Anh chuyên ngành

2

45

22

20

2

MĐ17

Quản trị mạng máy tính

4

90

28

56

4

2

MĐ18

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

4

90

21

65

4

0

MH19

Lập trình Windows 1 (VB.NET)

4

90

28

56

4

2

MĐ20

Thiết kế website

4

90

30

54

4

2

MH21

An toàn và bảo mật thông tin

3

68

20

44

2

2

MH22

Đồ họa ứng dụng

4

90

27

57

4

2

MH23

Thiết kế đa phương tiện

2

45

13

31

1

0

MĐ24

Xây dựng phần mền quản lý bán hàng

4

90

27

57

4

2

MĐ25

Xây dựng thiết kế mạng LAN

4

90

24

62

4

0

MĐ26

Thiết kế coreldraw

4

90

29

55

4

2

MĐ27

Quản lý dự án phần mềm công nghệ thông tin

4

90

45

40

3

2

MĐ28

Lập trình ADO.net

4

90

30

54

4

2

MĐ29

Thiết kế, quản trị mạng cho doanh nghiệp

3

60

17

39

2

2

MĐ30

Kỹ thuật sửa chữa máy tính xách tay

4

90

20

64

4

2

MĐ31

Thực tập sản xuẩt

16

720

 

720

 

 

 

Tổng cộng

120

3000

741

2112

97

49

 

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

1. Điện tử công nghiệp: Được đầu tự trọng điểm cấp độ Asean

Mục tiêu đào tạo:

-        Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao có trình độ kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của Nghề Điện tử công nghiệp:

-        Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, thích ứng với sự thay đổi của công nghệ.

-        Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Định hướng đào tạo:

-        Thiết kế chế tạo vi mạch điện tử:  Đào tạo chuyên sâu về thiết kế, chế tạo và ứng dụng vi mạch điện tử số và tương tự;

-        Lập trình vi điều khiển, rôbốt công nghiệpĐào tạo chuyên sâu về lập trình vi điều khiển, ứng dụng lập trình rôbốt công nghiệp;

-        Lập trình tự động hóa với PLC, mạng truyền thông công nghiệp: Đào tạo chuyên sâu lập trình điều khiển giám sát hệ thống tự động hóa với PLC và mạng truyền thông công nghiệp;

-        Cài đặt, lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện tử công nghiêp: Đào tạo chuyên sâu về cài đặt, lắp đặt, sửa chữa và vận hành các thiết bị điện tử công nghiệp như: PLC, Biến tần, Khởi động mềm...

-        Các kiến thức phụ trợ: Nhằm giúp người học có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp, chương trình có bổ sung một số mô đun phụ trợ như: Lắp ráp cài đặt máy tính, Chế tạo biển quảng cáo Led, Sửa chữa lắp đặt điều hòa không khí…

Cơ hội nghề nghiệp:

-        Làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn, các công ty trong nước thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử dân dụng.

-        Làm việc cho các tập đoàn hoặc các công ty về lắp đặt, lập trình, vận hành và sửa chữa các dây truyền sản xuất.

-        Phát triển nghề nghiệp tại các công ty kinh doanh dịch vụ mua bán, sửa chữa điện tử, điện lạnh, quảng cáo.

-        Tự mở các cửa hiệu kinh doanh, sửa chữa các sảm phẩm điện tử công nghiệp và dân dụng.

 2. Ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

    Mục tiêu đào tạo: 

-        Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao có trình độ kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm):

-        Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp; Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm; Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp; Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

-        Cài đặt - bảo trì máy tính; Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng; Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp; Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng; Vận hành quy trình an toàn - bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu - phục hồi dữ  liệu; Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp.

-        Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tự tìm việc làm.

Định hướng đào tạo: 

-        Tin học văn phòng: Đào tạo chuyên sâu về bộ phần mềm ứng dụng Microsoft office.

-        Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa phần cứng: Đào tạo chuyên sâu kỹ năng lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính.

-        Đồ họa: Đào tạo chuyên sâu kỹ năng đồ họa 2D, 3D trên các phần mềm chuyên dụng.

-        Thiết kế Website: Đào tạo chuyên sâu kỹ năng thiết kế website.

-        Quản trị mạng: Đào tạo chuyên sâu kỹ năng xây dựng, lắp đặt và quản trị mạng.

Cơ hội nghề nghiệp:

-        Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;

-        Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng;

-        Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;

-        Chuyên viên bảo trì hệ thống máy tính;

-        Chuyên viên thiết kế và quản trị website;

-        Chuyên viên an toàn - bảo mật thông tin;

-        Chuyên viên thiết kế đa phương tiện.

 

STT

Nghề

Thời gian

Học phí

Ghi chú

Chuyên ngành CNTT

1

Lắp ráp và cài đặt máy tính

3 tháng

1.500.000

 

2

Xây dựng thiết kế mạng

3 tháng

2.000.000

 

3

Lập trình website

6 tháng

5.000.000

 

Chuyên ngành Điện tử

1

Thiết kế biển quảng cáo

3 tháng

3.500.000

 

2

Điều khiển hệ thống từ xa

6 tháng

5.000.000

 

3

Sửa chữa điện tử dân dụng

2 tháng

1.500.000

 

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Kỹ năng lắp ráp, sửa chữa máy tính
Đào tạo chuyên sâu kỹ năng lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính.
Kỹ năng văn phòng
Đào tạo chuyên sâu về bộ phần mềm ứng dụng Microsoft office.
Kỹ năng Đồ họa
Đào tạo chuyên sâu về sử lý ảnh, thiết kế logo, biểu tượng, dựng video trên các phần mềm chuyên dụng như: Photoshop, CorelDraw ...
Xây dựng phần mềm ứng dụng
Đào tạo các module giúp sinh viên làm quen với lập trình, xây dựng các phần mềm quản lý trên website, WindowsForm
Quản trị mạng
Đào tạo chuyên sâu kỹ năng xây dựng, lắp đặt và quản trị mạng.


ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Thiết kế chế tạo vi mạch điện tử
Đào tạo chuyên sâu về thiết kế, chế tạo và ứng dụng vi mạch điện tử số và tương tự
Lập trình vi điều khiển, rôbốt công nghiệp
Đào tạo chuyên sâu về lập trình vi điều khiển, ứng dụng lập trình rôbốt công nghiệp
Lập trình tự động hóa với PLC, mạng truyền thông công nghiệp
Đào tạo chuyên sâu lập trình điều khiển giám sát hệ thống tự động hóa với PLC và mạng truyền thông công nghiệp
Cài đặt, lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện tử công nghiêp
Đào tạo chuyên sâu về cài đặt, lắp đặt, sửa chữa và vận hành các thiết bị điện tử công nghiệp như: PLC, Biến tần, Khởi động mềm...